Sợ nhất câu nói của lãnh đạo “chúng tôi đã xử lý đúng quy định pháp luật”

ACác cơ quan chức năng cũng đã thẩm định lại toàn bộ hồ sơ thì khẳng định về trình tự, thủ tục thẩm quyền thì hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Việc khám xét cơ sở Thảo Lực đã diễn ra bình thường như các vụ án kinh tế khác”. Đây là thông tin được Thượng tá Trần Văn Dương, Trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an TP. Cần Thơ cho biết tại buổi họp báo liên quan vụ việc đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, chiều (24/10)

Tiệm vàng Thảo Lực đã được trả lại tài sản, dù trước đó công an cho biết là họ làm đúng luật

Tiệm vàng Thảo Lực đã được trả lại tài sản, dù trước đó công an cho biết là họ làm đúng luật
Nhưng rồi, khi cộng đồng lên tiếng mạnh mẽ, đặt ra nhiều câu hỏi về việc khám xét tiệm vàng này có vi phạm pháp luật, có “gài bẫy” hay không, viêc trưng thu như vậy có đúng luật…? thì diễn biến từ cơ quan chức năng TP Cần Thơ đã thay đổi.
Câu nói chắc nịch trên kia đã ‘cất lại’ và thay vào đó là thái độ cầu thị.
Thông tin mới nhất là TP Cần Thơ đã thống nhất huỷ bỏ mức phạt 70 triệu đồng và bỏ hình phạt bổ sung tịch thu 20 viên kim cương…
Vậy thì câu hỏi được đăt ra rằng: Tại sao công an Cần Thơ khẳng định như “đinh đóng cột” là đã làm đúng quy trình, đúng quy định pháp luật, tài sản tịch thu đã sung công quỹ, nhưng bây giờ mang ra trả lại?
Nếu không sai anh trả lại làm gì?
Những câu nói cửa miệng từ những người có quyền lực khi một sự việc được quan tâm đều rất giống nhau: “chúng tôi đã làm đúng quy trình”, “chúng tôi đã làm đúng quy định luật pháp”.
Đó là cách trả lời cho việc đã rồi, cho xong việc và có phần vô cảm. Đó là cách an toàn, chối đẩy việc mờ ám, sai sót của mình và vin vào luật pháp để cho rằng mình làm đúng.
Và người khiếu kiện hay báo chí đặt vấn đề, truy hỏi, thì đó là câu học thuộc lòng của nhiều vị lãnh đạo.
Nhiều án oan hay sự việc đau lòng, đều xuất phát từ câu nói đó. Nhiều gia đình đi kêu cứu khắp nơi như về khiếu nại đất đai, tranh chấp tài sản, hay một vụ án có dấu hiệu oan sai… đã nhận được những câu trả lời lạnh lùng như vậy.
Sự lạnh lùng đó đôi khi thật nhẫn tâm nếu không xem xét thấu tình đạt lý việc khiếu kiện, kêu cứu, tố cáo…của họ. Việc sai lầm nếu không được sửa sai kịp thời thì nạn nhân đó chịu oan ức suốt đời mà ‘kêu không thấu cửa quan.’
Thực sự may mắn khi mạng xã hội phát triển vượt bậc, con người được biểu đạt quyền tự do và tiếng nói đó được ghi nhận, nên nhiều vụ việc tưởng chừng chìm trong quên lãng, oan trái lại được mở ra, hy vọng được nhiều điều tốt đẹp.
Trở lại vụ việc nêu trên nếu không có mạng xã hội chắc chắn việc đòi lại số tài sản lớn của tiệm vàng kia coi như “đáy bể mò kim”, anh Cà Rê vẫn lo kiếm tiền nộp phạt. Dù việc làm từ cơ quan chức năng là có nhiều sai sót, nhưng ai đâu biết.
Sự phát triển vũ bão của công nghệ sẽ thúc đẩy nhiều trong việc xây dựng chính phủ minh bạch, giám sát hoạt động, lời nói của những người nắm quyền lực trong tay. Cách trả lời “làm đúng quy trình, luật pháp” sẽ khó lấp liếm được khi mà việc làm đó chứa nhiều thông tin sai trái.

Những mảng tối, che dấu sai sót sẽ được soi rọi một cách thuyết phục. Nó sẽ là áp lực để cho các bộ làm việc trách nhiệm hơn và thực thi công việc đúng luật pháp thực sự./

Theo Tuấn Ngọc/Báo PHAPLUAT.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *